Giới thiệu chung
23/11/2021Mục tiêu
Hiệp
hội Doanh nghiệp tỉnh Tuyên Quang là tổ chức xã hội - nghề nghiệp được thành
lập theo Quyết định số 162/QĐ-UBND ngày 06/3/2017 của Uỷ ban nhân dân tỉnh
Tuyên Quang. Hiệp hội là tổ chức đại diện cho cộng đồng doanh nghiệp tỉnh Tuyên
Quang, nhằm mục đích tập hợp, đoàn kết, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính
đáng của doanh nghiệp, hỗ trợ nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh có hiệu
quả góp phần vào việc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Từ năm
2015 đến nay, Hiệp hội được Uỷ ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang giao nhiệm vụ chủ
trì khảo sát Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp huyện, thành phố và các sở, ban,
ngành (viết tắt: DDCI - Department & District Competitiveness Index). Đây là một chỉ số quan trọng được sử dụng để
khảo sát mức độ hài lòng của doanh
nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh về các khía cạnh khác nhau trong năng lực điều hành kinh tế
và cải thiện môi trường kinh doanh của huyện, thành phố, sở, ban, ngành. Qua các đợt khảo sát, chỉ số DDCI đã phát huy được vai
trò tích cực trong việc tạo sự
cạnh tranh, thi đua về chất lượng điều hành kinh tế
giữa các cơ quan nhà
nước; tạo động lực cải cách một cách quyết liệt, đồng bộ trong việc nâng cao
chất lượng giải quyết thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, sản xuất kinh doanh
trên các lĩnh vực.
Yêu cầu
- Kế hoạch phải được cụ thể hoá từ Đề án khảo sát Bộ Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp huyện, thành phố, sở, ban, ngành (DDCI) trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang; trên cơ sở có sự điều chỉnh, bổ sung từ kết quả đánh giá, rút kinh nghiệm các cuộc khảo sát giai đoạn 2015 - 2020, đảm bảo phù hợp với tình hình, bối cảnh thực tiễn năm 2022.
- Phương pháp xây dựng hệ thống chỉ số và tiêu chí đánh giá DDCI được lựa chọn tương tự các chỉ số thành phần của PCI, trên cơ sở có sự sửa đổi, bổ sung, áp dụng linh hoạt, phù hợp với thực tiễn tại tỉnh; chú trọng về những vấn đề đang được nhà đầu tư, doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh quan tâm về môi trường đầu tư, kinh doanh.
- Việc khảo sát lấy ý kiến phải được thực hiện với nội dung, đối tượng cụ thể, xác định rõ đối tượng lấy ý kiến, đề ra tiêu chí lựa chọn sát với điều kiện thực tế của tỉnh trong bối cảnh tình hình dịch bệnh Covid 19; đảm bảo chính xác, khách quan, tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trả lời phiếu; phản ánh được tình hình hoạt động cũng như những khó khăn, vướng mắc của nhà đầu tư, doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh đang gặp phải.
- Kết quả khảo sát được tổng hợp, phân tích, đánh giá một cách khoa học, đầy đủ, khách quan, minh bạch để báo cáo lãnh đạo tỉnh; đảm bảo so sánh được chất lượng điều hành kinh tế của chính quyền địa phương, các sở, ban, ngành và là một trong những tiêu chí để làm cơ sở cho việc đánh giá, xếp loại hằng năm. Đồng thời là căn cứ để các sở, ban, ngành, địa phương tiếp thu ý kiến góp ý của nhà đầu tư, doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh, từ đó đề ra các giải pháp thiết thực, hiệu quả; tiếp tục phát huy những mặt đã làm được và nghiêm túc khắc phục những tồn tại, hạn chế nhằm cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh và góp phần nâng cao chỉ số PCI của tỉnh.